Uống thuốc ngủ liên tục và những hệ lụy không thể xem thường

173
Uống thuốc ngủ liên tục và những hệ lụy không thể xem thường

Mất ngủ dài ngày là nguyên nhân khiến nhiều người luôn trong tình trạng mệt mỏi, tập trung kém và thiếu tỉnh táo khi sinh hoạt, làm việc. Để cải thiện điều này, đa phần đều tìm mua và uống thuốc ngủ liên tục.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết việc lạm dụng các thuốc an thần gây ngủ có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Người bệnh không nên chủ quan mua thuốc tùy ý mà không tìm hiểu kỹ tác dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng. Thông tin chi tiết trong bài này xoay quanh các vấn đề về thuốc ngủ, mời bạn đọc theo dõi.

Contents

Thuốc ngủ có tác dụng gì? Ai có thể sử dụng?

Thuốc ngủ có tác dụng giảm stress, giảm căng thẳng lo âu và điều trị chứng mất ngủ kinh niên. Người bệnh dùng thường dùng thuốc vào buổi tối để dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Trên thị trường y dược hiện nay, thuốc an thần gây ngủ khá phổ biến, được sản xuất, điều chế theo nhiều dạng như dạng viên, dạng nước và dạng xịt.

Những đối tượng người bệnh có thể sử dụng thuốc ngủ để hỗ trợ gồm:

  • Người bị rối loạn nhịp sinh học, sinh hoạt thất thường từ thời gian ngủ nghỉ cho tới chế độ dinh dưỡng.
  • Người bị mất ngủ lâu năm đã sang giai đoạn mãn tính.
  • Người thường xuyên suy nghĩ nhiều, căng thẳng và lo âu, luôn trằn trọc và không thể ngủ sâu mỗi đêm.
  • Người trầm cảm hoặc đang bị kích động tinh thần.
Thuốc ngủ có tác dụng giảm stress và điều trị chứng mất ngủ dài ngày
Thuốc ngủ có tác dụng giảm stress và điều trị chứng mất ngủ dài ngày

Các loại thuốc ngủ phổ biến hiện nay

Thuốc gây ngủ đã trở nên phổ thông hơn với người dùng vì có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên chính điều này dẫn tới việc khách hàng hoang mang, không biết nên chọn loại nào tốt, ít tác dụng phụ. Thuốc an thần gây ngủ nên được uống theo chỉ định của bác sĩ. Và đây là một số loại thường xuất hiện trong đơn kê:

Thuốc ngủ Seduxen 5mg

Đây là thuốc ngủ mạnh, giúp cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Loại này còn được dùng để hỗ trợ người đang cai nghiện rượu. Thuốc chỉ được uống với nước lọc và uống trực tiếp cả viên. Không dùng quá 15mg thuốc mỗi ngày. Dùng trước khi đi ngủ khoảng 30p.

Khuyến cáo: Không uống quá 1 tháng.

Thuốc ngủ mạnh Lexomil

Lexomil được dùng với liều thấp, có khả năng giải tỏa stress, thư giãn các cơ giúp người dùng dễ ngủ hơn. Thuốc ngủ này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến cáo: Không lạm dụng uống thuốc ngủ liên tục vì gây ra phản ứng nghiện thuốc. Bà bầu, những người mẫn cảm với Bromazepam khong được uống Lexomil.

Thuốc ngủ của Mỹ Melatonin

Thuốc này bổ sung Melatonin đang thiếu hụt trong cơ thể giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Thuốc hỗ trợ điều trị giúp cân bằng lại đồng hồ sinh học.

Thuốc ngủ Melatonin được nhận xét là an toàn hơn so với nhiều loại thuốc gây ngủ khác, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ như loãng máu, đau váng đầu, chóng mặt.

Thuốc ngủ Melatonin được đánh giá cao về tính an toàn
Thuốc ngủ Melatonin được đánh giá cao về tính an toàn

Thuốc ngủ liều mạnh zopistad 7.5

Loại này có tác dụng điều trị chứng mất ngủ tạm thời do gặp phải chuyện căng thẳng, lo âu nào đó. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở, choáng váng, phát ban, da sưng tấy…

Khuyến cáo: chống chỉ định sử dụng với mắc các bệnh về gan. Người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được dùng Zopistad 7.5. Người thường xuyên tham gia giao thông, vận hành máy móc cũng không được sử dụng.

Thuốc ngủ mạnh Gardenal

Thuốc này có tác dụng điều trị chứng mất ngủ dài ngày, điều tiết tâm trạng mỏi mệt, căng thẳng. Thuốc còn hỗ trợ làm giảm các cơn co giật. Thuốc có dạng viên, uống trực tiếp với nước lọc trước khi đi ngủ 30p.

Thuốc ngủ về đêm Phamzopic

Thuốc an thần gây ngủ này có nguồn gốc từ Canada, điều trị tốt chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, Phamzopic chỉ nên dùng dưới 10 ngày, không uống lâu dài.

Khuyến cáo: Chống chỉ định sử dụng với bà bầu, mẹ bỉm sữa, người dưới 18 tuổi.

Thuốc ngủ nhẹ Rescue Sleep

Đây là thuốc dạng nước, có công dụng điều hòa giấc ngủ và giúp người dùng cảm thấy thư giãn hơn khi nằm. Sản phẩm này dùng được cho người đang cai nghiện thuốc, cai nghiện các chất kích thích.

Cách dùng: dùng 2 – 3 giọt nhỏ vào ly 100ml nước lọc, khuấy đều và uống trước khi ngủ.

Uống thuốc ngủ liên tục có hại như thế nào?

Thuốc ngủ đã trở nên quen thuộc trong đời sống hiện đại. Việc một người dùng thuốc an thần gây ngủ không còn quá xa lạ vì có thể họ đang trải qua tình trạng căng thẳng, công việc quá mệt mỏi không thể an tâm ngủ.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng, uống thuốc ngủ liên tục vì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, từ nặng đến rất nặng.

Biểu hiện của người dùng thuốc ngủ quá liều

Những người uống thuốc gây ngủ quá liều hoặc quá thời gian được khuyến nghị nếu nhẹ thì sáng dậy sẽ bị chóng mặt, váng đầu và có cảm giác hoa mắt.

Tuy nhiên, với trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng hơn, các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt. Người dùng rơi vào trạng thái hôn mê sâu, thở khò khè, hơi thở nông và chậm. Nếu kiểm tra, bạn sẽ thấy đồng tử bị co lại, không đo được huyết áp.

Không nên uống thuốc ngủ liên tục, quá liều vì gây ra nhiều hệ lụy
Không nên uống thuốc ngủ liên tục, quá liều vì gây ra nhiều hệ lụy

Rủi ro xảy ra khi uống thuốc ngủ liên tục

Có thể gọi thuốc ngủ là “con dao 2 lưỡi”. Nó có thể giúp bạn vào giấc nhanh hơn, nhưng nếu lạm dụng thì những rủi ro dưới đây rất có thể xảy ra:

Bị nhờn thuốc

Nhiều người tự ý dùng thuốc ngủ như một thói quen nhằm ru ngủ bản thân dễ hơn. Thời gian đầu có thể chỉ cần 1 viên nhưng càng về sau bạn càng phải uống nhiều viên hơn thì mới ngủ được. Đây là tình trạng nhờn thuốc do lạm dụng uống thuốc ngủ liên tục.

“Nghiện” thuốc ngủ

Nếu vượt thời gian chỉ định của bác sĩ đã lâu nhưng bạn không thể bỏ được thuốc ngủ thì rất có thể bạn đã bị “nghiện”. Khi bạn ngưng sử dụng, cơ thể sẽ trở nên căng thẳng, lo âu, tim đập nhanh và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Não bộ bị rối loạn chức năng

Đa phần thuốc ngủ sẽ hết tác dụng sau 8 giờ, hoặc lâu hơn nếu bạn uống quá liều. Nếu lạm dụng uống thuốc ngủ liên tục, bạn có thể sẽ bị suy giảm trí nhớ hoặc mắc Alzheimer – chứng sa sút trí tuệ.

Làm suy yếu hệ hô hấp, tim mạch

Dùng thuốc ngủ thường xuyên có hại cho cơ thể, khiến bạn dễ cảm thấy khó thở hơn, đặc biệt là với người bị suyễn, tắc nghẽn mãn tính ở phổi.

Sử dụng thuốc an thần gây ngủ cần lưu ý những điểm này

Để tránh xảy ra những hệ lụy khôn lường khi uống thuốc ngủ liên tục, các bạn nên lưu ý những nguyên tắc vàng này:

  • Biết rõ tình trạng sức khỏe bản thân hoặc người sử dụng.
  • Tìm hiểu rõ thông tin thuốc, cách dùng và các khuyến cáo.
  • Ngưng sử dụng ngay khi thấy cơ thể phản ứng lạ với thuốc và thăm khám phát hiện kịp thời.
  • Nên uống theo tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Chọn hiệu thuốc lớn, uy tín để mua thuốc đảm bảo hàng thật, chính hãng.
  • Người trong trong quá trình dùng thuốc thì không nên ăn quá no
  • Nói không với rượu khi đang trong giai đoạn uống thuốc ngủ vì rượu có thể khiến người dùng bị ngộ độc.

Kết luận

Uống thuốc ngủ liên tục nhưng đúng với hướng dẫn của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt và hạn chế tác dụng phụ. Bạn không nên quá lạm dụng mà hãy kết hợp với các liệu pháp tinh thần khác cũng như thay đổi phong thủy phòng ngủ, thiết kế lại các yếu tố khách quan trong phòng để thúc đẩy giấc ngủ nhanh và sâu hơn nhé.

Rate this post