Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì? Có cần thiết không?

3
Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì? Có cần thiết không?

Nâng xoang trong cấy ghép implant là vấn đề thường gặp, khi bệnh nhân có tình trạng răng và xương hàm không ổn định. Cùng tìm hiểu thông tin về nâng xoang và những điều cần lưu ý để quá trình cấy ghép implant diễn ra thuận lợi.

Contents

1. Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?

Nâng xoang trong cấy ghép implant là kỹ thuật đặt xương tự thân vào vị trí nằm giữa màng xoang với bề mặt xương ở đáy xoang hàm. Kỹ thuật này nhằm mục đích tăng khối lượng xương, đảm bảo đủ vị trí cho chân răng implant.

Nâng xoang trong cấy ghép implant nhằm mục đích đảm bảo đủ vị trí cho việc đặt chân răng impant
Nâng xoang trong cấy ghép implant nhằm mục đích đảm bảo đủ vị trí cho việc đặt chân răng impant

2. Các trường hợp được chỉ định nâng xoang hàm

Không nhất thiết mọi trường hợp đăng ký trồng răng implant chuyên sâu đều phải nâng xoang hàm. Nếu bạn gặp ít nhất một trong những tình trạng dưới, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nâng xoang:

+ Tiêu xương hàm nặng do mất răng vĩnh viễn lâu ngày

+ Xương hàm bị tiêu nặng do sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài và không chăm sóc răng miệng tốt, vệ sinh không đúng cách

+ Bệnh nhân bị viêm nha chu, bị nhiễm trùng nặng.

+ Bệnh nhân có xương hàm quá mỏng, không đủ khả năng giữ trụ implant chắc chắn trên xương.

3. Vì sao nâng xoang trong cấy ghép implant là cần thiết?

Trong cấy ghép implant chuyên sâu, thủ thuật nâng xương hàm được nhận định là cần thiết, bởi nó là 1 trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả trồng răng, đảm bảo trụ implant được ổn định lâu dài, không bị gãy hoặc lỏng.

– Nâng xoang trong cấy ghép implant giúp tăng kích thước xoang hàm trên về chiều ngang, tạo không gian thuận lợi cho việc đặt trụ.

– Thủ thuật nâng xoang hàm đảm bảo được tính ổn định và chắc chắn cho trụ implant sau khi cấy vào xương hàm mà không làm cho hàm bị tổn thương.

– Nâng xoang góp phần hạn chế tối đa các biến chứng về đài thải trụ implant hoặc trụ implant đâm thủ vách xoang hàm.

Nâng xoang trong cấy ghép implant là thủ thuật cần thiết
Nâng xoang trong cấy ghép implant là thủ thuật cần thiết

4. Các kỹ thuật nâng xoang khi trồng răng implant bạn nên biết

Hiện nay tại các cơ sở nha khoa, khách hàng được tư vấn thực hiện nâng xoang trước khi cấy ghép implant nếu cần thiết. Có 2 loại là nâng xoang kín và nâng xoang hở

– Nâng xoang kín trong cấy ghép implant là kỹ thuật nâng xoang từ bên trong, thực hiện thông qua lỗ cấy implant. Kỹ thuật này thích hợp với những bệnh nhất bị mất răng hàm trên nhiều năm và tiêu xương hàm nghiêm trọng. Trường hợp này nếu không nâng xoang thì rất khó tiến hành cấy ghép implant. Nếu cố cấy ghép thì trụ implant khó có thể ổn định chắc chắn.

– Nâng xoang hở là kỹ thuật nâng xoang bằng cửa sổ bên. Bác sĩ chỉnh nha sẽ tạo 1 vách ngăn tại khu vực nướu cạnh răng đã mất, bổ sung xương hàm qua vị trí này. Nâng xoang hở trong cấy ghép implant phù hợp với những bệnh nhân bị tiêu xương hàm nặng, thiếu hổng xương quá nhiều.

5. Một số lưu ý cần biết

Bạn đọc lưu ý, nâng xoang trong cấy ghép implant không phù hợp với những đối tượng bệnh nhân sau:

+ Chưa đủ 18 tuổi

+ Mắc các bệnh lý về xoang hàm

+ Khoang miệng bị viêm nhiễm cấp tính

+ Khoảng liên hàm không đảm bảo đủ tiêu chuẩn để tiến hành chỉnh nha

Sau khi nâng xoang hàm, bệnh nhân cũng cần chú ý những vấn đề sau:

+ Hạn chế tác động mạnh đến vết thương

+ Hạn chế hắt xì hơi mạnh hết sức có thể

+ Không nên khạc nhổ hoặc sử dụng ống hút

+ Tránh tối đa các hoạt động như lặn biển, đi máy bay, nơi có thay đổi áp suất lớn

+ Nên hoạt động nhẹ nhàng, dùng ít sức

Bài viết vừa chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cần biết về nâng xoang trong cấy ghép implant. Nếu bạn có những tình trạng được chỉ định nâng xoang ở trên, hãy chuẩn bị tâm lý tốt nhất để tiến hành thủ thuật và cấy ghép implant thành công.

Xem thêm: Niềng răng trong suốt có mấy loại? Vì sao được yêu thích?

Rate this post