Chăm trẻ – Không nên cho trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm này

37
Chăm trẻ - Không nên cho trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm này

Chúng ta đều được chia sẻ rằng chế độ dinh dưỡng tốt có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Vì vậy, bên cạnh những loại thực phẩm tốt, quá trình chăm trẻ của các phụ huynh tuyệt đối không nên cho con nhỏ ăn nhiều nhóm thực phẩm trong danh sách dưới đây:

Contents

Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit hữu cơ

Rau cải bó xôi, quả lê, trà…là những loại thực phẩm có hàm lượng axit hữu cơ cao thường gặp trong đời sống ẩm thực hàng ngày. Bên cạnh đó, nhóm này còn chưa nhiều axit phytic, axit oxalic và nhiều loại axit khác.

Những loại axit kể trên khó tiêu hóa hơn so với nhiều thực phẩm khác, đặc biệt là ở cơ thể trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn khỏe mạnh. Khi hấp thụ quá nhiều, các axit này sẽ hòa tan canxi trong dạ dày, dẫn tới tình trạng trẻ thiếu canxi, không có lợi cho sự phát triển của răng và hệ xương.

Nhóm thực phẩm quá ngọt, có màu

Mì ăn liền, kẹo cao su, kẹo ngọt, nước ngọt, kem…đều là những thực phẩm không hề có lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong những loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng nhất định các hóa chất khiến bé bị dị ứng và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại trái cây, hoa quả như cà rốt, cam, dứa… Đương nhiên cũng chỉ nên cho bé ăn vừa phải, không nên cho con ăn tùy ý, ăn quá nhiều và không kiểm soát.

Những món ăn có dùng chất tạo màu tổng hợp cũng nên tránh vì có nguy cơ khiến cơ thể trẻ mất khả năng tự giải độc, làm xuất hiện chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, các chất nhuộm màu thực phẩm khi được hấp thụ vào các cơ quan của hệ bài tiết còn gây sỏi trong niệu đạo.

Không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều thực phẩm quá ngọt, có nhiều chất bảo quản
Không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều thực phẩm quá ngọt, có nhiều chất bảo quản

Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích

Nước ngọt có ga, socola, cà phê…là những loại thực phẩm được xếp vào nhóm này. Trẻ em thường thích uống nước ngọt, nhất là loại có ga. Tuy nhiên các bạn cần biết rằng hầu hết những nước này đều chứa nồng độ cao carbohydrate, glucose, fructose và sucrose.

Các chất này kết hợp với vi khuẩn đường miệng sẽ nhanh chóng lên men, chuyển thành axit gây mềm men răng, khiến răng bị mài mòn, sâu răng và nhiều bệnh lý khác về răng.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng khiến hệ thống thần kinh bị kích thích, làm tim đập nhanh, dẫn tới tình trạng khó ngủ, tâm trạng hồi hộp bất an.

Trong nhóm thực phẩm này còn gồm sữa ong chúa và nhân sâm là những thực phẩm chứa thành phần kích thích dậy thì sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nhóm thực phẩm chứa chất bảo quản

Phụ huynh khi mua và chế biến đồ ăn cho gia đình và chăm trẻ nên chú ý hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia như bắp rang, bánh pudding, thịt nướng, cá muối… Đây đều là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ ăn nhiều.

Theo đó, trong quá trình chế biến đồ ăn sẵn, khá nhiều dưỡng chất có trong thực phẩm bị hao hụt, các cơ sở sản xuất cũng cho thêm chất phụ gia, bảo quản để giữ được lâu. Tuy nhiên, càng trải qua nhiều quá trình chế biến, chất dinh dưỡng càng mất nhiều, trong khi lượng muối, đường, chất béo lại tăng lên, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nhóm thực phẩm nhiều chất béo

Trứng, gan, hạt hướng dương…là những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cho trẻ. Trong hạt hướng dương chứa nhiều axit béo bão hòa, nếu trẻ hấp thụ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giải độc của gan.

Bữa ăn hàng ngày của bé nên được thay đổi đa dạng để cân bằng dinh dưỡng. Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em nên ưu tiên sử dụng gồm cá, thịt nạc, tảo biển, rong biển, rau tươi, trái cây, nội tạng…

Thực phẩm nhiều chất béo cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ
Thực phẩm nhiều chất béo cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ

Thực phẩm không nên cho trẻ ăn trước giờ đi ngủ

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nêu trên, quá trình chăm trẻ của bố mẹ cũng cần hết sức lưu ý về việc chọn lựa thực phẩm, món ăn phù hợp cho con vào buổi tối, nhất là trước giờ ngủ để đảm bảo con có giấc ngủ ngon, sâu giấc.

Đây là những thực phẩm, loại đồ ăn mà bạn không nên cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ: Mì gói, Pizza, Kem, cần tây, kẹo ngọt, ngũ cốc, tỏi, socola đen, đồ uống chứa cồn, thịt đỏ.

Chăm trẻ – Đừng phạm những sai lầm này khi chế biến

  • Tuyệt đối không hâm thức ăn nhiều lần vì việc này khiến lượng vitamin và dưỡng chất mất đi rất nhiều, đồ ăn cũng sẽ có mùi khó chịu khiến trẻ đau bụng.
  • Chất bổ từ rau củ, thịt cá không có trong nước hầm như bạn vẫn nghĩ, nên dừng quá phụ thuộc vào loại nước này.
  • Không lạm dụng máy xay sinh tố, hãy tập cho trẻ ăn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn để tránh bé đã mọc đủ răng nhưng không thể ăn đồ ăn bình thường.
  • Vị giác của trẻ tốt hơn người lớn, nên bố mẹ hãy cẩn thận khi chế biến, nêm nếm đồ ăn. Nếu bạn nêm thức ăn thấy vị vừa miệng thì nó đang mặn hơn hoặc ngọt hơn so với trẻ cảm nhận, nên hay chế biến nhạt hơn một chút.

Trên đây là những thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều trong quá trình chăm trẻ và một số lưu ý cần thiết. Chúc gia đình và bé luôn khỏe mạnh. 

Xem thêm: Ăn nhiều thịt đỏ có tốt không? Tại sao nên hạn chế ăn thịt đỏ?

2.5/5 - (2 bình chọn)