Tê bì tay chân khi ngủ dậy – Đừng nên chủ quan!

22
Tê bì tay chân khi ngủ dậy - Đừng nên chủ quan!

Nhiều người thường xuyên tỉnh giấc vào buổi sáng và cảm thấy tê bì tay chân, cho rằng đó là biểu hiện tạm thời vì đêm ngủ sai tư thế hoặc cơ thể đang căng thẳng. Các chuyên gia khuyên chúng ta không nên chủ quan với hiện tượng này. Để lý giải cụ thể hơn, mời các bạn theo dõi thông tin sau:

Contents

1. Tê bì tay chân là hiện tượng gì?

Tê bì tay chân là hiện tượng tay và chân giảm hoặc mất cảm giác tạm thời, nặng hơn thì mất cảm giác hoàn toàn, cơ thể rất khó điều chỉnh các hoạt động của 2 bộ phận này.

Tình trạng tê bì chân tay có thể bắt đầu rất nhẹ nhàng, với cảm giác tê rần như bị châm chích ở đầu ngón tay, đầu ngón chân, hoặc giảm nhẹ cảm giác. Các triệu chứng này có thể ngày càng rõ rệt và nặng hơn, lan dần lên bàn tay, bàn chân, có người còn lan đến cánh tay và bắp chân. Thậm chí, có người rơi vào tình trạng hoàn toàn mất cảm giác.

Theo thống kê, tê bì tay chân xảy ra nhiều hơn ở người già và những phụ nữ mang thai. Khi đó, tê bì có thể là hiện tình trạng tạm thời hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý.

Tê bì tay chân là hiện tượng dễ xảy ra ở tất cả mọi người
Tê bì tay chân là hiện tượng dễ xảy ra ở tất cả mọi người

2. Nguyên nhân của tê bì tay chân

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia đã chỉ ra rằng, hiện tượng tê bì tay chân kèm theo chứng đau nhức xương khớp xuất hiện xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có đến hơn 3/4 trường hợp là do những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Thoái hóa cột sống: Cột sống bị thoái hóa khiến đốt sống, sụn khớp bị bào mòn và cọ xát với rễ thần kinh, gây ra cảm giác tê, đau nhức vùng cổ lan dần xuống tay, hoặc lan từ thắt lưng xuống chân. Tê bì tay chân do nguyên nhân này thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc về đêm, nhiệt độ xuống thấp.

Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến. Khi đó, tê bì chân tay trở thành triệu chứng phổ biến giúp bệnh nhân phát hiện sớm mình bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng hay cổ. Đĩa đệm tràn khỏi bao xơ và chèn ép lên dây thần kinh cột sống, khiến cánh tay tê bì, 2 chân cũng chịu cảm giác tương tự và người bệnh rất khó cử động thoải mái.

Thoái hóa khớp: Các yếu tố tiêu cực làm tổn thương, bào mòn khớp đầu gối, khớp háng và khớp tay dẫn đến tình trạng tê bì bàn chân, cánh tay, bắp đùi khiến con người vận động khó khăn hơn

Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp tay chân bị viêm nhiễm, tổn thương dẫn tới tê bì tay chân. Triệu chứng này thể hiện rõ nhất khi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ, người bị sẽ thấy khớp tay chân cứng lại, cử động nhẹ sẽ rất đau.

Đa xơ cứng: Bệnh này gọi là bệnh rối loạn tự miễn, có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm màng bọc Myelin bị tổn thương gây ra tình trạng tay chân tê bì, co thắt cơ bắt làm cơ thể mệt mỏi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tê bì tay chân
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tê bì tay chân

Bên cạnh nguyên nhân về bệnh lý thì tê bì tay chân còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý, điển hình là những trường hợp sau:

Tư thế làm việc: Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, một tư thế, ít vận động, ngồi máy lạnh quá nhiều, bê vác vật nặng liên tục.

Sinh hoạt cá nhân sai tư thế: Nằm ngủ sai tư thế, dùng gối quá cao, nằm đệm xuống cấp bị xẹp lún nhiều, thường xuyên đi giày cao gót…

Thay đổi thời tiết: nhiều người thường bị tê bì chân tay ngay khi thời tiết có sự thay đổi thất thường.

Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, suy nghĩ nhiều cũng là nguyên nhân, kích thích các tế bào thần kinh sát bề mặt da gây cảm giác tê ngứa và tay chân tê cứng khó cử động.

3. Một số triệu chứng của tê bì chân tay

  • Cánh tay, cẳng chân có cảm giác tê buốt, khiến cơ thể khó vận động như ý muốn.
  • Tê bì kiểu châm chích, có cảm giác nóng bỏng cả tay và chân.
  • Khi ngủ dậy thì nhận thấy tay chân hoàn toàn mất cảm giác, một lúc sau khôi phục được hoặc phải nhờ người xoa bóp massage, hoặc phải can thiệp y khoa.
  • Tay chân bị chuột rút, cơ co thắt đột ngột, khiến bạn vừa không cử động được, vừa có cảm giác tê rần, đau nhức âm ỉ khắp bắp chân bắp tay.

4. Phương pháp phòng ngừa tê bì tay chân

Để tránh gặp phải hiện tượng tê bì tay chân thường xuyên, các bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:

  • Tăng tường tập luyện, vận động, nhất là các bài tập tốt cho tay và chân.
  • Tắm thư giãn bằng nước ấm trước khi ngủ, kết hợp với ngâm chân trong nước ấm.
  • Cải thiện hoặc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm nhiều chất khoáng và vitamin.
  • Cố gắng không làm việc quá sức.
  • Hãy hạn chế thói quen ngồi xổm
  • Hạn chế uống rượu bia nhiều vào thời tiết lạnh.
  • Nằm ngủ mùa đông không nên để chân tay bị buốt lạnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tê bì tay chân cho bạn đọc tham khảo. Hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ khi nào chúng ta chủ quan với sức khỏe, vì vậy hãy có chế độ sinh hoạt lành mạnh nhé! 

Xem thêm: Vì sao tóc rụng nhiều? Nguyên nhân và cách khắc phục

2.5/5 - (2 bình chọn)