Bức tranh ẩm thực của người Hồi Giáo có gì đặc biệt?

189
Bức tranh ẩm thực của người Hồi Giáo có gì đặc biệt?

Nếu đã quá quen thuộc với cách “mổ xẻ” bức tranh ẩm thực thế giới từ góc cạnh theo từng quốc gia, thì bây giờ chúng ta có thể đổi sang một góc nhìn mới – góc nhìn theo tôn giáo. Bài viết này dành cho những ai có hứng thú tìm hiểu, quan tâm đến văn hóa ẩm thực của người Hồi Giáo.

Cùng khám phá những nguyên tắc trong việc ăn uống và món ăn nổi bật của người theo đạo Hồi để tích lũy thêm nhiều kiến thức thú vị về thế giới xung quanh bạn nhé!

Contents

1. Khẩu vị ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo

Đạo Hồi có nhiều luật lệ phức tạp và nghiêm khắc, do đó, việc ăn uống cũng chịu sự chi phối với nhiều nguyên tắc khắt khe.

Người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn, động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, những loài gia cầm có thể bay. Trước khi giết mổ, thường có khá nhiều người trong tôn giáo tổ chức cầu nguyện.

Họ không ăn thịt của động vật đã chết trước khi giết mổ. Họ cũng không ăn nếu loài vật này bị giết mổ mà trước đó chưa được cầu nguyện.

Người theo đạo Hồi quan niệm con lợn là động vật sống bẩn thỉu vì hay la liếm những chỗ sình lầy, day dũi đất. Vì thế, họ không bao giờ ăn thịt lợn với mong muốn giữ thân thể, tâm hồn sạch sẽ.

Danh sách sản phẩm chắc chắn đạt chuẩn Halal – có nghĩa là hợp pháp, được phép ăn trong đạo Hồi: sữa bò/cừu/dê/lạc đà, mật ong, cá, các loại hạt, các loại ngũ cốc, rau tươi, hoa quả khô.

Danh sách thực phẩm bị cấm – Haram: Lợn, chó, động vật lưỡng cư, chim săn mồi, động vật có móng vuốt, động vật bị cấm giết, động vật gây hại, động vật coi là bẩn, máu, thịt người, động vật không được giết mổ theo đúng quy định, đồ uống có cồn, hóa chất động hại, khoáng chất thiên nhiên, thủy sản/hải sản nguy hiểm, đồ uống gây hại và say, động vật chết vì bị giết bởi loài khác, chết vì bị tai nạn.

Ẩm thực của người Hồi Giáo rất đa dạng
Ẩm thực của người Hồi Giáo rất đa dạng

2. Một số nguyên tắc trong sử dụng thịt và vấn đề giết mổ lấy thịt của người Hồi giáo

Người thực hiện giết mổ thịt trước khi tiến hành bắt buộc phải nói từ “Allah”

Việc giết mổ động vật lấy thịt phải được thực hiện bởi người Do Thái hoặc người Hồi giáo.

Động vật phải được giết mổ ở khe cổ họng, sử dụng dụng cụ đã được mài sắc để đảm bảo tính nhân đạo. Động vật trước khi đem giết mổ phải được cầu nguyện.

Thịt động viết giết mổ đạt tiêu chuẩn Halal phải là thịt không dính máu, sau khi giết mổ, thịt phải được treo ngược lên để đảm bảo máu chảy hết ra.

Động vật tuyệt đối không được cho ăn bằng thức ăn làm từ động vật khác.

3. Các món ăn truyền thống trong ẩm thực của người Hồi giáo

Văn hóa ẩm thực của thế giới Hồi giáo vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng điểm qua những món ăn truyền thống đại diện cho các quốc gia Hồi giáo nổi bật trên thế giới ngay dưới đây:

SHISH KEBABS – THỔ NHĨ KỲ

Cụm từ “Kebabs” – thịt nướng –lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển Thổ Nhĩ Kỳ được cho là từ thế kỷ XI. Như vậy có thể giả định đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) đã sáng tạo ra món thịt nướng và phổ biến nó ra khắp Trung Đông, đến nay là hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

Thịt nướng Shish là món ăn đại diện của ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng và ẩm thực của người Hồi Giáo nói chung. Nếu bạn không biết thì có sự thật là một số món thịt nướng ngon nhất thế giới có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam nước này.

Thịt nướng Shish là món ăn đại diện tiêu biển cho ẩm thực của người Hồi giáo
Thịt nướng Shish là món ăn đại diện tiêu biển cho ẩm thực của người Hồi giáo

KHOBZ – LEBANON (LIBAN)

Khobz là món bánh mì truyền thống đại diện cho đất nước Lebanon. Trong văn hóa Hồi giáo, bánh mì giữ vị trí thiêng liêng. Bạn sẽ bị coi là có tội nếu để lãng phí bánh mì.

B’STILLA – MOROCCO

Công thức nấu ăn của các đầu bếp Ba Tư nhận được sự ái mộ của các Khalip (Vua Hồi) trong triều đại hồi giáo thứ 3 của người Ả Rập. Từ công thức đó, họ tạo ra những món ăn tuyệt vời, kết hợp tinh tế giữa mặn và ngọt. B’stilla – còn gọi là chiếc bánh bồ câu Maroc, là một ví dụ điển hình của cách thức phối vị tinh tế này.

Bánh bao gồm lớp vỏ bánh ngọt, mỏng, với nhân bên trong là chim bồ câu hầm, hạnh nhân nướng và trứng tráng.

Chiếc bánh bồ câu Maroc nổi tiếng của người Hồi giáo
Chiếc bánh bồ câu Maroc nổi tiếng của người Hồi giáo

MANSAF – JORDAN

Đây là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người Hồi giáo, kết hợp giữa gạo và bánh mì, cùng topping là thịt cừu nấu trong nước sốt sữa chua khô lên men, ăn với cơm hoặc bulgur.

THARID – BAHRAIN

Đây là món ăn yêu thích của người Hồi giáo, làm bằng bánh mì khô giòn, thịt hầm và rau cải. Tharid là món ăn đặc trưng trong các bữa Iftar ở Qatar, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Bahrain.

BASTANI – IRAN

Đây là món kem làm từ trứng, đường, sữa, nghệ tây, vani, quả hồ trăn và nước hoa hồng. Thỉnh thoảng, trong Bastani còn có thêm bột củ lan salep – gia vị thượng hạng đắt nhất thế giới. Món này cũng thường chứa những mảng kem đông lạnh.

KABAB KARAZ

Là món thịt viên sốt cà chua anh đào nổi tiếng của Aleppo – thủ đô ẩm thực của Trung Đông. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của người Hồi giáo, hấp dẫn người thưởng thức nhờ những trái anh đào tươi ngon hái trong mùa ngắn.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về bức tranh ẩm thực của người Hồi giáo. Nếu có cơ hội thưởng thức những món này thì không nên bỏ lỡ nhé! 

Xem thêm: Khám phá đặc trưng văn hóa ẩm thực châu Phi

Rate this post