Trẻ em dưới 1 tuổi có thể ăn gì ngoài sữa mẹ?

12
Trẻ em dưới 1 tuổi có thể ăn gì ngoài sữa mẹ?

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Đây là điều được công nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngoài sữa mẹ, trẻ em dưới 1 tuổi cũng nên được bổ sung những chất dinh dưỡng khác để phát triển hoàn thiện.

Đối với các bé từ 0 đến 12 tháng tuổi, sẽ có những giai đoạn mà mẹ cần bổ sung thêm chất cho con ngoài việc bú sữa mẹ. Cụ thể gồm những loại thức ăn, chất dinh dưỡng nào? Thông tin giải đáp có trong bài viết sau:

Contents

1. Ngũ cốc, gạo nâu

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc xay, gạo nâu là những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng, đáp ứng tốt nhu cầu bổ sung chất cơ bản của trẻ trong giai đoạn đầu đời.

Độ tuổi cần được bổ sung: bé sơ sinh từ 5 đến 7 tháng tuổi.

2. Thịt bò xay nhuyễn

Thịt bò cung cấp nhiều chất kẽm, sắt, Choline – là vitamin quan trọng cho não bộ phát triển, vitamin B và chất khoáng tốt nhất. Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi rất cần được bổ sung chất sắt, vì thế trong giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn thêm bò xay nhuyễn bên cạnh bú sữa hàng ngày.

3. Bơ chín

Thích hợp cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trong quả bơ chín có chứa nhiều Kali, Lutein – chất chống oxy hóa não bộ và thị giác, chất béo. Bạn có thể xay nhuyễn bơ trộn với sữa để bé dễ ăn hơn.

Quả bơ chín thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Quả bơ chín thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

4. Rau quả

Khi trẻ sơ sinh bước vào độ tuổi từ 6 đến 7 tháng tuổi, gia đình nên tập cho bé ăn đồ có rau củ quả xay nhuyễn vì trong những thực phẩm này có nhiều thành phần dinh dưỡng giống với sữa mẹ. Cho bé ăn rau sớm còn giúp kích thích vị giác tốt hơn, bé không bị kén ăn và dễ cho bạn hơn trong khâu chuẩn bị khẩu phần ăn cho bé về sau.

5. Các loại đậu

Các loại đậu được xác định là nguồn tuyệt vời cung cấp Protein, vitamin B, chất xơ và các khoáng chất tốt như sắt, kẽm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên kết hợp cho bé từ 7 đến 10 tháng tuổi ăn các loại đậu và quả chứa nhiều vitamin C như cam, dưa hấu, xoài…, để tăng khả năng hấp thụ khoáng sắt trong đậu.

6. Các loại thịt

Cơ thể trẻ sơ sinh từ 7 đến 10 tháng tuổi bắt đầu đòi hỏi hấp thụ lượng Protein lớn hơn. Vì thế, cho bé tập làm quen với thịt dần dần trong khẩu phần ăn là giải pháp tốt. Bên cạnh đó, trong thịt còn chứa nhiều sắt, kẽm, vitamin B và Selenium – khoáng chất hiếm có tác dụng tăng sức đề kháng của các tế bào da và ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột.

7. Trứng

Trong trứng gà chứa rất nhiều loại protein cao cấp, Lutein, Choline, DHA và vitamin E, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, ngăn ngừa bệnh hen suyễn và nhiều bệnh dị ứng khác. Vì thế, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với trứng từ 6 tháng tuổi nhé, muộn hơn có thể từ 8 đến 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng cho trẻ ăn trứng thường xuyên tránh phản tác dụng.

8. Cá hồi

Thích hợp nhất đối trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi.

Trong cá hồi chứa nhiều DHA, tốt cho sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, gia đình cần hết sức cẩn thận khi chế biến món ăn từ cá hồi cho bé, tránh làm bé bị hóc xương nhé. Đặc biệt nhớ loại bỏ hết phần da cá trước khi đưa vào chế biến thành cháo xay ăn dặm cho con.

Trong cá hồi chứa DHA, tốt cho sự phát triển của não bộ
Trong cá hồi chứa DHA, tốt cho sự phát triển của não bộ

9. Dâu tây, chanh

Có thể áp dụng cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên.

Trong chanh và dâu tây được xác nhận chứa nhiều loại axit hữu cơ, chất khoáng, chất keo hoa quả có khả năng làm sạch dạ dày và tăng cường sức khỏe cho gan. Đặc biệt là trong dâu tây chứa hàm lượng cao vitamin, chất xơ, axit ellagic và anthocyanin, có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi bị phá hủy, ngăn chặn nguy cơ bị ung thư.

10. Sữa chua, phô mai

Khi trẻ được 8 tháng tuổi, các mẹ có thể bắt đầu cho con ăn bổ sung thêm sữa chua và phô mai. Hai loại thực phẩm này chứa nhiều Probiotic giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt hơn, hệ miễn dịch phát triển và làm việc hiệu quả. Sữa chua và phô mai cũng có chứa nhiều chất tốt giúp kiểm soát cân nặng của bé, tránh nguy cơ béo phì.

11. Bơ và các loại hạt

Khi bé đủ từ 10 tháng tuổi trở lên, khẩu phần ăn của bé hằng ngày có thể bổ sung thêm bơ và các loại hạt để cung cấp đủ chất béo, protein và chất khoáng tốt cho cơ thể. Để bé dễ ăn, mẹ nên trộn với nước sốt táo hoặc chuối nghiền. Bánh quy giòn hoặc sandwich phết bơ đậu phộng, bơ từ các loại hạt cũng là một giải pháp lý tưởng kích thích ham muốn ăn của trẻ nhiều hơn.

Trên đây là những thực phẩm mà các gia đình nên bổ sung cho trẻ dưới 1 tuổi bên cạnh bữa ăn chính là sữa mẹ. Hy vọng thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc trong việc chăm sóc con nhỏ.

Xem thêm: Khám phá món ngon truyền thống trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ

Rate this post