Cẩm nang dinh dưỡng cho mẹ bầu thai kỳ khỏe mạnh

3

Dinh dưỡng hợp lý kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Bên cạnh các nguồn thực phẩm cần được bổ sung thêm vào chế độ ăn uống thì mẹ bầu cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình mang thai – nguyên nhân gây nên tình trạng sảy thai hoặc thai lưu. Vậy mẹ bầu nên ăn gì và không ăn gì trong thời gian mang bầu?

Contents

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?

Đây là thời kỳ quan trọng trong giai đoạn mang bầu, đây là khoảng thời gian bé đang trong quá trình hình thành các hệ cơ quan thần kinh. Vậy nên chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên sẽ đóng vai trò trong việc phát triển và cân nặng của trẻ. Đồng thời, 3 tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm và cơ thể mẹ bầu yếu nhất nên phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm như sảy thai hoặc thai chết lưu. Vậy nên một chế độ ăn uống khoa học sẽ đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Theo đó, để giải đáp thắc mắc không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, lời khuyên của các chuyên gia cụ thể như sau: 

  • Các loại rau mầm: ví dụ như rau giá đỗ sẽ có hàm lượng vi khuẩn luôn tồn tại trong hạt giống trước khi rau được mọc lên. Do đó, khoảng thời gian này bà bầu không nên không các loại rau mầm sống. Bởi các loại vi khuẩn cho trong rau mầm sẽ tăng nguy cơ gây nên tình trạng dị tật cho thai nhi.  
  • Thực phẩm muối chua: đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng mẹ bầu tuyệt đối tranh như dưa muối, cà muối… bời khi mua chua sẽ có các yếu tố vi sinh vật. Trong đồ lên men có chứa nitrit cao không tốt cho cơ thể mẹ bầu. 
  • Hải sản: đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein như: cá thu, các loại cá lớn khác sẽ chứa hàm lượng thủy ngân lớn. Nên trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu không nên ăn các loại cá này
  • Nước uống: các loại trà và đồ uống có ga, chứa cồn, cà phê không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ gặp các dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ bị sảy thai. 
  • Các loại rau củ cần tránh như: để tránh nguy cơ sảy thai không nên ăn các loại rau ngót, rau răm, củ dền, dứa, chùm ngây, mướp đắng, đu đủ xanh. Đây là các loại thực phẩm chứa nhiều chất tăng co bóp tử cung.  

6 tháng cuối thai kỳ không nên ăn gì?

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi sẽ là thời điểm để phát triển cân nặng của cả mẹ và bé. Và đến thời điểm này mẹ bầu cũng giảm các triệu chứng như ốm nghén và bắt đầu ăn ngon miệng hơn và có nhu cầu ăn nhiều hơn. Do đó, trong 6 tháng này mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và phòng ngừa tình trạng tăng cân quá mức hoặc rối loạn đường huyết, trường hợp tăng huyết áp sẽ gây tiền sản giật. Dưới đây là một số loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 6 tháng cuối thai kỳ:

Đồ ăn chứa nhiều đường

Trong thời kỳ mang thai chức năng đào thải đường ở thận sẽ giảm xuống. Nên mẹ bầu có sở thích ăn ngọt cần hạn chế, bởi nếu nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ làm đường máu tăng lúc này thận làm việc bị quá tải và gây nguy hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu khác cho rằng nếu ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể từ đó mẹ bầu giảm sức đề kháng nên dễ mắc bệnh và bị nhiễm virus. 

3 tháng đầu không nên ăn đồ ngọt
3 tháng đầu không nên ăn đồ ngọt

Đồ ăn quá mặn

Huyết áp tăng cao liên quan mật thiết đến hàm lượng muối ăn hàng ngày. Vậy nên, mẹ bầu ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, đây là tác nhân gây tình trạng nhiễm độc thai trong 3 tháng cuối. Vậy nên lượng muối cần ăn trong thời kỳ mang thai trung bình 6g/ngày. 

Thịt tái

Các loại thịt ăn tái như bít tết, sushi, cá sống sẽ chứa vi khuẩn như salmonella, toxoplasmosis, coliform,… có khả năng gây ngộ độc.

Các loại thịt nướng, hun khói khác

Đây là các món ăn hấp dẫn đánh thức vị giác với mùi thơm ngon và được tẩm ướp các loại gia vị khác nhau. Nhưng lại được nấu bằng than hoặc các chất khác để làm chín. Tuy nhiên, khi làm nóng than đốt sẽ tạo ra một loại chất độc nhiễm vào thức ăn và tăng khả năng gây ra bệnh ung thư. Vì nên, mẹ bầu cần hạn chế các loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe. 

Thực phẩm chế biến sẵn

Các đồ ăn được làm ăn như thịt nguội, xúc xích,… đều có khả năng chứa các vi khuẩn như listeria. Mẹ bầu sẽ mắc nguy cơ sảy thai cao nên đồ ăn có chứa loại vi khuẩn này. 

Gan động vật

Đây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin A và sắt, nhưng trong quá trình mang thai mẹ đã được bổ sung nhiều loại vitamin tổng hợp bao gồm sắt và vitamin A. vậy nên nếu ăn quá nhiều gan động vật sẽ làm dư thừa lượng vitamin này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé và dị tật thai nhi.

Các loại rau

Bên cạnh các loại rau như: mướp đắng chứa Monodicine, Quinine, … và rau ngót chứa Papaverin sẽ làm co bóp tử cung tăng nguy cơ bị sảy thai. 

Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm như măng tươi chứa cyanide một chất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu mẹ bầu ăn phải sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như nôn, đau đầu, khó thở,… 

Tránh ăn đu đủ xanh gây dị tật thai nhi
Tránh ăn đu đủ xanh gây dị tật thai nhi

Một số loại trái cây

Trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng mẹ bầu cũng nên tránh một số loại như:

  • Nhãn, na: chứa nhiều đường sẽ làm tăng khả năng mắc tiểu đường khi mang thai và gặp tình trạng táo bón. 

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên giúp mẹ bầu có thể sắp xếp một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý để mẹ và bé đều an toàn trong suốt thời kỳ mang thai. 

Rate this post