Cho trẻ học bơi – Cha mẹ đừng bỏ qua 10 lời khuyên này

26
Cho trẻ học bơi - Cha mẹ đừng bỏ qua 10 lời khuyên này

Hiện nay nhiều gia đình, nhất là các bố mẹ trẻ, thường cho con nhỏ đi học bơi từ sớm vì việc này tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ đều có năng khiếu bơi lội. Vậy để hạn chế rủi ro và tránh khó khăn khi cho trẻ học bơi, các phụ huynh tuyệt đối đừng bỏ qua 10 lời khuyên dưới đây.

Contents

1. Trẻ học bơi có nên dùng phao cổ không?

Nhiều người thấy vui vẻ và phấn khích trong những ngày tập bơi đầu tiên của con nhỏ vì thấy con có thể vùng vẫy tự do trong nước dưới sự hỗ trợ của phao cổ. Nhưng theo các chuyên gia, sử dụng phao cổ không phải là cách tốt, thậm chí nó còn chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây rủi ro cho con em mình.

2. Tìm khóa học bơi phù hợp cho con

Có rất nhiều khoa học bơi được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi, bao gồm cả các nhóm tuổi của trẻ con. Đa phần các trung tâm dạy bơi nhận trẻ từ 3 tuổi. Tại đây có các khóa học căn bản từ việc học đứng, học thở…trong môi trường nước.

Phụ huynh cần trao đổi cụ thể với phòng tư vấn của trung tâm dạy bơi để chọn khóa học phù hợp nhất cho con của mình, tránh học nhầm khóa gây cho bé nhiều khó khăn và rủi ro không đáng có khi học.

Bố mẹ nên tìm khóa học bơi phù hợp với độ tuổi của con
Bố mẹ nên tìm khóa học bơi phù hợp với độ tuổi của con

3. Hãy kiên nhẫn với trẻ

Nhiều bố mẹ cho trẻ học bơi từ sớm, bé không thích hoặc sợ nước, muốn nhanh chóng kết thúc buổi học hoặc nhanh chóng biết bơi nên thường tự ý làm điều mình thích, không nghe theo hướng dẫn của thầy cô hoặc người chỉ dẫn.

Trong trường hợp này, dù là người chỉ dẫn hay bố mẹ trực tiếp dạy trẻ học bơi, hãy kiên nhẫn. Việc nổi cáu sẽ khiến con trẻ càng sợ hãi hoặc bị kích động, không chịu hợp tác. Chỉ dạy nhẹ nhàng từng bước giúp trẻ có hứng thú học hơn và cũng giảm bớt cảm giác sợ hãi, làm quen với môi trường nước tốt hơn.

4. Dạy từng bước một

Đừng vội vã cho con bạn học cùng lúc tất cả các kiểu bơi như bơi sải, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa… khi thấy những đứa trẻ khác chỉ cần cho xuống nước là bơi được ngày. Điều này không giúp cho việc học bơi của bé tốt hơn, ngược lại còn khiến trẻ bị xáo trộn, khó nhớ và không thể kịp thích nghi với các động tác, không biết làm sao để thở đúng cách, sải tay đúng cách.

Vì thế, hãy cho trẻ học bơi từng bước một nếu bạn là người dạy con bơi trực tiếp. Với những phụ huynh cho trẻ học bơi ở trung tâm, cũng nên quan tâm nhiều và sát sao với quá trình học của con để phát hiện kịp thời những vấn đề bé gặp phải và xử lý phù hợp.

5. Nên cho trẻ những bài học ngắn

Nếu thời gian của một buổi học dài, bạn có thể chia nhỏ thành 2 – 3 khung thời gian để dạy bé thực hiện một số động tác khác nhau.

Gần hết buổi, bạn nên để bé chơi tự do và quan sát xem bé đã nhớ các động tác vừa học hay chưa, có khả năng bơi tốt nhất ở loại hình nào. Từ đó, việc định hướng nội dung dạy bơi cho bé ở các buổi sau cũng dễ hơn.

6. Đừng bỏ ngoài tai mong muốn của trẻ

Thông thường, cha mẹ là người quyết định cho trẻ học bơi như thế nào. Tuy nhiên, đừng quên hỏi ý kiến và lắng nghe mong muốn của con. Điều này vừa thể hiện tính tôn trọng trẻ, vừa tập cho trẻ cách tôn trọng người khác, đồng thời tạo bầu không khí vui vẻ, hợp tác hơn trong suốt quá trình học bơi.

Đừng bỏ ngoài tai mong muốn của bé khi cho trẻ học bơi
Đừng bỏ ngoài tai mong muốn của bé khi cho trẻ học bơi

7. Trẻ đang sợ nước, tuyệt đối không ép

Nhiều đứa trẻ thích nước, nhưng cũng không ít bạn nhỏ cảm thấy sợ nước, và phản ứng dữ dội khi được đưa xuống bể bơi.

Trong trường hợp con của bạn sợ nước thì không nên tìm mọi cách ép con học bơi, đặc biệt là trong những lần đầu khi phát hiện bé phản ứng dữ dội với việc học bơi. Lúc này tâm lý của con không ổn định. Hãy kiên nhẫn cho con làm quen thích nghi dần dần thay vì ép trẻ để tránh gây ra cảm giác ám ảnh của con với nước.

8. Không nên đặt kỳ vọng quá lớn

Không phải đứa trẻ nào cũng có năng khiếu bơi lội, cũng không phải bạn nhỏ nào cũng bơi lội thông thạo sau một vài khóa học bơi. Vì thế bố mẹ đừng đặt kỳ vọng quá lớn tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ tự ti hơn.

9. Tập cho con úp mặt vào nước

Việc này tuy khiến trẻ cảm thấy ngộp và vô cùng sợ hãi trong những lần đầu tiên, nhưng sẽ tốt hơn sau đó. Bố mẹ hãy kiên trì tập cho bé úp mặt vào nước để làm quen, chỉ con cách nhắm mở mắt, hít thở… Sau khi thuần thục, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ở dưới môi trường nước.

10. Không cho trẻ học bơi sau khi ăn tối

Cho bé học bơi sau khi ăn no vào buổi tối sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, dẫn tới hiện tượng đau bụng, buồn nôn…khiến con buổi tối không thể ngủ được. Vì thế, gia đình nên cho con học bơi vào khung giờ 9 – 11h sáng hoặc 16h – 17h chiều, đây là thời gian bơi lý tưởng nhất.

Hy vọng với 10 lời khuyên được chia sẻ ở trên, việc cho trẻ học bơi của gia đình bạn sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn. 

Xem thêm: Người già ngủ nhiều – Gia đình không nên chủ quan!

2.5/5 - (4 bình chọn)