Trẻ bị còi xương do đâu? Cách phát hiện và phòng ngừa hiệu quả

11
Trẻ bị còi xương do đâu? Cách phát hiện và phòng ngừa hiệu quả

Trẻ bị còi xương khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bé về lâu dài, khiến nhiều sinh hoạt gặp trở ngại. Vóc dáng nhỏ bé thiếu sức sống do còi xương cũng sẽ khiến trẻ tự ti với bạn bè khi đi học.

Vậy bệnh còi xương ở trẻ nhỏ là do đâu? Làm thế nào để phát hiện và có biện pháp phòng ngừa kịp thời?

Vì sao có bệnh còi xương dinh dưỡng ở trẻ?

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm hầu như đều có nắng nhưng tỷ lệ trẻ bị còi xương lại khá cao do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn tới thiếu hụt vitamin D. Theo các chuyên gia, việc này có thể bắt nguồn từ thói quen kiêng cữ sau sinh của người dân nước ta, lo sợ trẻ bị ốm, thiếu sức đề kháng.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin D gây còi xương ở trẻ nhỏ có thể còn do nhiều nguyên nhân khác như:

Chế độ ăn kém dinh dưỡng, không khoa học

Trẻ nhỏ có chế độ ăn kém đa dạng, trẻ biếng ăn, ăn kém làm cơ thể không được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.

Ca có nhiều ở sữa mẹ và là chất cần phải được hấp thu cao hơn những chất khác. Tuy nhiên trẻ lại ít uống sữa mẹ và cũng không có sự bổ sung bằng sữa canxi ngoài, bố mẹ cho trẻ ăn dặm sớm chứa nhiều chất bột đường và đạm gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa làm Ca bị đào thải nhiều hơn.

Mẹ không bổ sung đủ vitamin D khi mang thai

Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai rất chủ quan trong việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng điều độ, bổ sung đủ canxi và vitamin D. Hệ quả tất yếu là trẻ sinh ra có nguy cơ bị còi xương cao, hay mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh cũng sẽ bị đau lưng.

Trẻ bị còi xương do nhiều nguyên nhân từ khi mẹ mang thai cho đến quá trình chăm sóc sau sinh
Trẻ bị còi xương do nhiều nguyên nhân từ khi mẹ mang thai cho đến quá trình chăm sóc sau sinh

Cách phát hiện trẻ bị còi xương

Nếu trẻ nhỏ nhà bạn có ít hoặc nhiều những biểu hiện dưới đây thì rất có thể bé đang bị còi xương suy dinh dưỡng:

  • Trẻ bị mồ hôi trộm vào buổi đêm ngay cả khi trời mát.
  • Trẻ hay bị nôn trớ, bị chiếu liếm (rụng tóc sau gáy).
  • Xương sọ mềm, đầu bị méo sang 1 bên.
  • Chân vòng kiềng, răng mọc chậm, trẻ hay bị sâu răng.
  • Trẻ gặp tình trạng chậm, lười phát triển vận động: lẫy, bò, ngồi, đi…tất cả những kỹ năng sơ khai đều hình thành chậm.
  • Trẻ bị còi xương có thể trạng nói chung luôn xanh xao, hay bị viêm phổi và bị thiếu máu.

Cách phòng ngừa, điều trị chứng còi xương ở trẻ

Phát hiện trẻ bị còi xương càng sớm thì phương pháp điều trị sẽ càng đơn giản. Nếu biết muộn hơn, các bố các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp bằng các giải pháp y khoa chuyên môn.

Dưới đây là 3 cách phòng ngừa ngay từ đầu hoặc điều trị khi phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu:

Dùng thuốc

Trẻ sinh ra vào mùa đông thường ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc trẻ bị nhẹ cân lúc mới sinh đều cần được bổ sung vitamin D từ tuần thứ 2 trở đi. Thuốc uống cần sử dụng liên tục trong năm đầu tiên.

Trẻ bị còi xương đều sẽ bị thiếu canxi nên các phụ huynh cần cho bé uống thêm canxi. Tuy nhiên, liều lượng uống phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp quá liều gây tăng canxi máu làm vôi hóa mạch máu, khiến trẻ bị sỏi thận sớm.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng theo đúng nguyên tắc

Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, giàu canxi như sữa, lòng đỏ trứng gà, thịt gà, tôm, cua, cá, thịt cóc.

Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng, đồng thời phòng ngừa táo bón ở trẻ.

Đừng từ bỏ hẳn chất béo trong chế độ dinh dưỡng của con bạn. Hãy hấp thụ lượng mỡ vừa đủ để đảm bảo thể chất trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Trẻ bị còi xương có thể trạng xanh xao
Trẻ bị còi xương có thể trạng xanh xao

Phòng ngừa trẻ bị còi xương ngay từ người mẹ

Phụ nữ ngay từ khi mang thai cần thường xuyên tắm nắng để hấp thụ vitamin D và bổ sung canxi để con sinh ra không bị còi xương.

Trong thời gian bầu bí, các mẹ cũng cần làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh trường hợp sinh non. Khi thai nhi đến tháng thứ 7 thì mẹ bầu cần tăng cường bổ sung vitamin D để đảm bảo bé sau khi sinh không bị yếu.

Kết luận

Trẻ bị còi xương rất có thể là hậu quả của việc chúng ta chủ quan ngay từ khi mang thai hoặc trong quá trình chăm sóc. Vì vậy, tôi tin rằng bài viết này sẽ mang lại nhận thức đúng đắn cho nhiều gia đình về cách giúp trẻ phát triển thế chất toàn diện.

Rate this post