Sạt lở đất đá trong bão lũ: Cách phòng ngừa và hạn chế thiệt hại

81
Sạt lở đất đá trong bão lũ: Cách phòng ngừa và hạn chế thiệt hại

Sạt lở đất đá sau mỗi trận mưa lũ, bão, lũ quét gây ra thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Để hạn chế thấp nhất thương vong và những hậu quả nghiêm trọng, người dân cần có hiểu biết, chủ động phòng ngừa và cố gắng phối hợp tốt với chỉ đạo từ các cấp chính quyền.

Contents

1. Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất đá

Nếu có hiện tượng mưa kéo dài, mưa lớn trong nhiều ngày liên tiếp và ngày càng nhiều, nước sông suối chuyển dần từ trong sang đục thì đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất.

Trong thời gian xảy ra mưa gió, tường chắn, hàng rào, cột điện, cây cối bắt đầu có hiện tượng nghiêng, gãy đổ.

Quan sát kỹ trong nhà, nếu thấy tường nhà, trần và nền nhà xuất hiện tình trạng bị nứt, cửa bị kẹt thì hãy chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối phó. Cách tốt nhất là sẵn sàng cho việc di chuyển đến địa điểm an toàn.

Nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ lòng đất, lòng núi. Cảm nhận được mặt đất, nền nhà có xung động.

Người dân cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sạt lở đất đá để kịp thời ứng phó
Người dân cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sạt lở đất đá để kịp thời ứng phó

2. Cách phòng ngừa hạn chế thiệt hại trước sạt lở đất đá

Tăng cường trồng cây để giữ chặt đất, tránh nguy cơ sạt lở trên diện rộng.

Tìm hiểu kỹ những vùng đất bạn có dự định xây nhà, xây các dự án bất động sản. Tuyệt đối tránh những nơi từng xảy ra sạt lở hoặc dễ sạt lở như ven sông suối, các sườn dốc.

Thường xuyên theo dõi các tin tức dự báo về thời tiết ở khu vực mình sống, đặc biệt là trong những thời điểm có các đợt mưa lớn kéo dài và những điểm tin báo có bão xuất hiện.

Nếu phát hiện các dấu hiệu sạt lở đất, cần báo hay cho chính quyền địa phương để triển khai phương pháp phòng chống kịp thời.

Chuẩn bị sẵn sàng các nhu yếu phẩm sau: quần áo, đồ ăn, thức uống, đèn pin, áo phao, cuốc xẻng, dây thừng…các thiết bị sạc dự phòng để dùng điện thoại liên lạc khẩn cấp nếu mất điện kéo dài.

Đưa gia súc, gia cầm, vật nuôi trong nhà đến nơi trú tránh an toàn ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở đất đá.

Giằng buộc nhà để giữ nhà kiên cố nhất có thể.

Trước khi tình trạng ngày càng nặng hơn, dấu hiệu ngày càng rõ rệt, tất cả mọi người phải di chuyển ra khỏi vùng mất an toàn, đặc biệt không tò mò, đứng gần những mặt đất xuất hiện vết nứt, không đứng gần hoặc ngay dưới chân nút, tránh xa rừng, khu vực cây rung mạnh.

Nếu đang di chuyển trên đường cạnh núi đồi và nghe thông tin dự báo sắp có sạt lở đất thì nhanh chóng tìm nơi trú ẩn, không cố gắng di chuyển qua vùng nguy hiểm.

Người dân luôn chủ động phòng ngừa để hạn chế rủi ro do sạt lở đất đá gây ra
Người dân luôn chủ động phòng ngừa để hạn chế rủi ro do sạt lở đất đá gây ra

3. Sạt lở đất đá dưới góc nhìn “tai biến” địa chất

Có thể thấy hiện tượng sạt lở đất đá thường xuyên xảy ra ở các tỉnh miền Trung. Dưới góc nhìn của các nhà địa chất, những sự cố thiên tai liên tục diễn ra là do khu vực miền Trung đang lâm vào cảnh “lũ chồng lũ”.

Hằng năm, miền Trung đều hứng chịu trực tiếp từ 5 đến 6 cơn bão mạnh, kết hợp với mưa lũ lớn khiến thiệt hại cũ chưa giải quyết xong thì hàng loạt thiệt hại khác nối tiếp.

Các nhà địa chất giải thích, các sườn dốc trong trạng thái khô thường có độ kết dính đất đá lớn, hiếm khi xảy ra sạt trượt. Tuy nhiên, nếu mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, độ kết dính bị yếu đi, đến thời điểm lũng nước thì bắt đầu trượt chảy, đất đá sạt lỡ dịch chuyển xuống dưới sườn dốc.

Mưa lớn thường xuyên, trên diện rộng, vượt ngoài dự kiến của các đài báo khí tượng thủy văn được xác định là hậu quả của biến đổi khí hậu, dẫn tới tình trạng sạt lở đất đá ngày càng nghiêm trọng, dữ dội hơn, gây mất mát, thiệt hại lớn cả về người và kinh tế. Điều này khẳng định sạt lở đất (đặc biệt là ở miền Trung) là một tai biến địa chất.

Cần triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả sau sạt lở để nhanh chóng ổn định xã hội, tái thiết kinh tế
Cần triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả sau sạt lở để nhanh chóng ổn định xã hội, tái thiết kinh tế

4. Các giải pháp khắc phục hậu quả sau sạt lở đất đá

Hỗ trợ ổn định đời sống người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai, xây dựng nhà cửa, ủng hộ lương thực thực phẩm, thiết bị, nhu yếu phẩm đối phó lâu dài cho các đợt bão lũ, sạt lở tiếp theo.

Khôi phục sản xuất, khắc phục khẩn cấp công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như bệnh viện, trạm y tế, trường học, hệ thống giao thông, đê điều, thủy lợi.

Rà soát, đánh giá lại hiệu quả các hoạt động khắc phục sau sạt lở đất đá, chủ động xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu mới và lên phương án chỉ đạo, ứng phó với từng loại tình huống.

Nâng cao cảnh báo, phòng ngừa, nâng cao năng lực dự báo thời tiết, khí hậu, tăng cường công tác cứu hộ cứu nạn, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện phù hợp để phục vụ ứng phó trong các đợt thiên tai tiếp theo.

Tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân để mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều có ý thức và khả năng chống chịu trước diễn biến khó lường của thiên tai… Hướng dẫn dân xây dựng nhà ở an toàn, kiên cố để phòng, tránh bão lũ, sạt lở.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là công trình giao thông, đập thủy lợi, thủy điện…

Xem thêm: Nên đầu tư bất động sản loại hình nào có hiệu quả nhất? 

Rate this post