Bà bầu mất ngủ phải làm sao? Bật mí các giải pháp điều trị hiệu quả

11
Bà bầu mất ngủ phải làm sao? Bật mí các giải pháp điều trị hiệu quả

Chúng ta thường thấy phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường, đặc biệt là buổi ngày, họ có thể ngủ bất kỳ khi nào và ngủ khá sâu. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng các mẹ bầu thường khó ngủ về đêm, cơ thể không mấy khi thật sự thoải mái trong suốt thai kỳ.

Vậy bà bầu mất ngủ phải làm sao, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mời bạn đọc tìm hiểu toàn bộ thông tin liên quan trong bài viết dưới đây:

Contents

Tại sao bà bầu bị mất ngủ?

Phụ nữ mang thai mất ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý trong suốt thai kỳ, thậm chí dẫn tới trầm cảm. Vì vậy nếu bản thân bạn đang có em bé hoặc người thân quen đang có bầu thường xuyên bị mất ngủ, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Thay đổi hormone

Khi mang thai, hormone nội tiết tố sẽ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu gây ra chứng ợ nóng, táo bón, đầy bụng, khó tiêu… Nếu bị những vấn đề này, cơ thể sẽ rất khó chịu, không thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc buổi tối được.

Tư thế nằm không thoải mái

Vào các tháng cuối thai kỳ, dù nằm ngủ ở tư thế nào thì bà bầu cũng sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi bởi thai nhi lớn, áp lực chèn ép nội tạng nhiều. Vì vậy, trong suốt giấc ngủ phải đổi tư thế liên tục, dễ mất ngủ và ảnh hưởng đến người bên cạnh.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ

Bị chuột rút thai kỳ

Bà bầu rất dễ bị chuột rút trong thời gian mang thai. Đặc biệt, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi đêm và vào 3 tháng thai kỳ cuối khiến các mẹ mất ngủ.

Đi tiểu đêm nhiều

Sự chèn ép lớn của thai nhi lên bàng quang khiến phụ nữ mang thai rơi vào tình trạng mót tiểu, thường xuyên phải đi tiểu cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, rất khó để mẹ bầu có một giấc ngủ xuyên suốt cả 7 giờ đồng hồ.

Thai nhi “hiếu động”

Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng nghịch hơn, hay quẫy đạp khiến mẹ bầu bị đau, khó ngủ. Một khi đã tỉnh thì khó ngủ lại. Tình trạng này có ở tất cả mọi phụ nữ mang thai nên cần có sự chấp nhận và chọn giải pháp cải thiện một phần.

Bà bầu mất ngủ phải làm sao?

Phụ nữ mang thai khó ngủ luôn có cảm giác ngủ không đủ dù trong ngày đã ngủ rất nhiều. Họ cũng thường xuyên stress, lo lắng về chuyện không ngủ được, cơ thể uể oải, mệt mỏi và cảm thấy khó tập trung.

Dưới đây là một số giải pháp cải thiện và điều trị được khuyến nghị bởi các chuyên gia thai sản:

Hạn chế uống nước trước khi ngủ

Nếu buổi đêm bạn thường xuyên phải dậy để đi vệ sinh thì hãy tập thói quen ngưng uống nước trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Để cơ thể luôn đủ nước, hãy uống bổ sung vào ban ngày.

Cách này còn hỗ trợ làm giảm chứng chuột rút thai kỳ và đào thải độc tố hiệu quả hơn.

Hạn chế hấp thụ cafein

Cà phê, trà hay socola đều chứa hàm lượng cafein nhất định. Đặc biệt là cà phê. Mẹ bầu nên hạn chế dùng 3 đồ uống này để giấc ngủ ban đêm được cải thiện.

Chú ý chế độ ăn uống

Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo đủ chất protein, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hấp thụ vừa đủ chất béo tốt và các thực phẩm giàu vitamin B.

Đặc biệt, các thực phẩm giàu vitamin B6 như ớt chuông, bông cải, thịt bò, măng tây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ. Các mẹ nên lưu ý danh sách này.

Tập yoga rất tốt cho bà bầu, giúp bà bầu dễ ngủ hơn
Tập yoga rất tốt cho bà bầu, giúp bà bầu dễ ngủ hơn

Đi bộ, tập yoga

Bà bầu bị mất ngủ nên tập yoga hoặc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể thuận lợi giải phóng hormone Melatonin nhiều hơn, giảm căng thẳng và dễ ngủ vào buổi tối.

Tắm bằng nước ấm

Tắm trong nước ấm kết hợp với tinh dầu tắm thơm nhẹ nhàng giúp bà bầu thoải mái hơn, cơ bắp được thư giãn, giảm cảm giác mỏi mệt. Hoặc các mẹ có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ khoảng 30p để đả thông kinh mạch, dễ ngủ hơn vào buổi tối.

Dùng gối kê chân khi ngủ

Ngủ nghiêng được cho là tư thế ngủ tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu nằm lâu sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng, tê bì chân. Để giảm thiểu cảm giác này, nên sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu để kê giữa 2 đầu gối khi ngủ.

Tăng các phiên ngủ trong ngày

Bà bầu mất ngủ phải làm sao? Nếu thường xuyên mất ngủ về đêm, vậy hãy cải thiện 1 phần bằng cách tăng thời lượng ngủ ban ngày lên. Bất cứ khi nào có thể, hãy nằm nghỉ và cố gắng có không gian yên tĩnh để ngủ sâu hơn.

Chọn đệm, giường phù hợp

Nhiều loại đệm cao cấp được trang bị tính năng nâng đỡ tuyệt vời ở mọi tư thế, hấp thụ chuyển động tốt nên các bạn có thể cân nhắc về việc đổi một tấm đệm “xịn sò” mới. Chăn và gối cũng nên chọn loại chính hãng để đảm bảo giấc ngủ không chỉ ngon mà còn sạch nhé.

Không gian ngủ nên có mùi hương

Bà bầu rất dễ cảm thấy nóng. Vì thế tuyệt đối không để cho không gian ngủ nghỉ hầm nóng, oi bức vì chắc chắn sẽ gây khó ngủ. Hãy đầu tư quạt hoặc máy điều hòa để làm mát không khí cho bà bầu dễ ngủ hơn và cảm thấy dễ thở.

Hương thơm nhẹ từ tinh dầu hoa oải hương, hoa cúc và hoa ngọc lan tây được nhận định có khả năng thúc đẩy cảm giác thư giãn và hormone Melatonin được tiết ra nhiều hơn, giúp phụ nữ mang thai dễ ngủ. Vì thế, hãy nhỏ 2 – 3 giọt lên giấy, đặt dưới gối mỗi khi đi ngủ nhé.

Sử dụng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ
Sử dụng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bà bầu cải thiện chứng mất ngủ

Uống trà thảo mộc

Trà thảo mộc thường chứa nhiều thành phần giúp thư giãn, làm dịu tinh thần đang căng thẳng và trí não cảm thấy dễ chịu hơn. Vì thế, bạn có thể sử dụng loại trà này để đưa vào thực đơn dinh dưỡng điều trị chứng mất ngủ ở bà bầu.

Một số loại được nhiều chuyên gia xướng tên gồm: trà hoa cúc, trà bạc hà chanh, trà hoa oải hương.

Ngoài ra, bà bầu được khuyến khích nên uống nước ép cherry vào buổi tối. Loại nước này có tinh chất giúp giảm nhẹ chứng mất ngủ trong suốt thời gian mang thai.

Phụ nữ mang thai mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng mất ngủ lúc bầu bí có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn thai kỳ, nghiêm trọng nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Nhiều người lo lắng rằng bà bầu mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bản thân lẫn thai nhi. Nhưng theo các bác sĩ, điều này đúng nhưng không phải hoàn toàn.

Khi mẹ mất ngủ, em bé trong bụng không xảy ra tình trạng mất ngủ theo nhưng các dây thần kinh của bé lại bị ảnh hưởng. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục trong suốt thai kỳ, rất có thể khiến sức đề kháng của mẹ giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các chuyên gia cảnh báo, mẹ bầu thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc trong tháng cuối thai kỳ thường có nguy cơ khó sinh, chuyển dạ lâu.

Kết luận

Nhiều người luôn lo lắng bà bầu mất ngủ phải làm sao nhưng không chịu khó tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, bài viết tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan giải đáp cho bạn mọi thắc mắc. Hy vọng tin tức này có ích với bạn đọc.

Rate this post