Nắm vững 10 mẹo chọn giày thể thao phù hợp dưới đây giúp bạn thoải mái hơn trong các hoạt động luyện tập, vui chơi. Đừng “hành hạ” đôi chân của mình và làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt cuộc sống chỉ vì đi giày thể thao không phù hợp. Xem ngay bài viết này!
Contents
- 1 1. Hiểu rõ bàn chân của chính mình
- 2 2. Mẹo chọn giày thể thao theo bộ môn tham gia
- 3 3. Nói không với mua giày đa dụng
- 4 4. Nên chọn giày vào cuối ngày
- 5 5. Luôn mang tất/vớ khi chọn mua giày
- 6 6. Quy tắc ngón tay cái
- 7 7. Độ dày của đế giày thể thao
- 8 8. Nên mua giày trực tiếp tại cửa hàng
- 9 9. Đừng bỏ qua trọng lượng của giày
- 10 10. Chú ý chiều cao của bạn
1. Hiểu rõ bàn chân của chính mình
Bàn chân của mọi người có sự khác nhau về kích thước, form và độ dày. Để chọn được đôi giày thể thao phù hợp, bạn cần biết rõ bàn chân của mình có hình dạng, chiều dài và độ rộng ra sao. Cụ thể:
Hình dạng bàn chân
Trước khi đi mua giày, bạn nên dùng mẹo nhỏ để xác định bàn chân mình là kiểu nào trong 3 loại: bàn chân lõm, bàn chân thông thường, bàn chân bẹt.
Bạn có thể rửa sạch chân, không lau khô vội mà để chân ướt dẫm lên tờ giấy, hoặc nền nhà màu gỗ, nhìn dáng bàn chân in lên bề mặt bên dưới để xác định hình dáng. Bàn chân thông thường là loại bàn chân phổ biến, khoảng 80% dân số có bàn chân kiểu này. Hai loại còn lại thì các hãng giày thể thao đều có giày riêng phục vụ.
Chiều dài bàn chân
Bạn cần đo chiều dài bàn chân để xác định size giày phù hợp:
+ Đặt chân lên giấy trắng
+ Dùng bút chì note lại 2 điểm gót chân và mũi chân rồi dùng thước kẻ đo khoảng cách giữa chúng để xác định chiều dài.
Khi mua giày thể thao, bạn cần cộng thêm từ 0.5 – 1cm vào chiều dài bàn chân để vừa vặn khi đi vì bạn sẽ đi cùng tất.
Chiều rộng bàn chân
Bạn cần kiểm tra xem chiều rộng bàn chân là bao nhiêu, có bị bè không thông qua dấu chân ướt đặt lên giấy, nền gỗ trước đó. Với yếu tố này thì tốt nhất bạn nên ướm thử khi mua giày để xác định loại phù hợp nhất, lúc mang vào và đi lại thấy thoải mái nhất.
Hiện nay có nhiều hãng quy ước ký hiệu cho chiều rộng của bàn chân để thiết kế giày phù hợp:
Chân thông thường: nam D nữ B
Chân rộng: nam 2E nữ D
Chân rất rộng: nam 4E nữ 2E

2. Mẹo chọn giày thể thao theo bộ môn tham gia
Hầu hết mỗi loại thể thao đều dùng giày chuyên dụng, ví dụ như dùng giày đinh cho bộ môn bóng đá, giày cá cho đạp xe, giày đế phẳng cho chạy bộ. Việc thiết kế các loại giày khác nhau để phù hợp với môi trường thi đấu, tập luyện của từng môn thể thao.
+ Với các môn thể thao chơi trên bề mặt mềm như bóng đá, đánh golf, chạy địa hình…thì nên chọn giày có đinh và gai để tăng độ bám.
+ Với các môn thể thao chơi trên bề mặt cứng, phẳng thì nên chọn giày có bề mặt nhẵn, đế cao su bám tốt.
3. Nói không với mua giày đa dụng
Giày đa dụng thường không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần của một môn thể thao cụ thể. Vì thế với những người chơi nhiều môn thể thao thì nên đầu tư nhiều đôi giày chuyên dụng cho từng môn thay vì mua giày đa dụng, rất ảnh hưởng đến việc chơi, tập luyện và thi đấu.
4. Nên chọn giày vào cuối ngày
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bàn chân bạn sẽ nở rộng tối đa sau 1 ngày dài vận động. Mua giày vào thời điểm này sẽ mô tả chính xác tình trạng bàn chân, giúp bạn chọn được giày thể thao đúng kích cỡ.
5. Luôn mang tất/vớ khi chọn mua giày
Không giống như mua những đôi giày khác, việc chọn mua giày phục vụ cho hoạt động thể thao luôn phải đi kèm với tất/vớ. Bạn có thể mang theo một hoặc 2 đôi tất để thuận tiện trong mỗi lần thử giày. Điều này vừa đảm bảo chọn được giày đúng size, vừa giữ vệ sinh hơn cho giày của cửa hàng, và nhân viên các cửa hàng giày thể thao thì rất thích phép lịch sự này.

6. Quy tắc ngón tay cái
Khoảng cách từ ngón chân bạn đến mũi giày nên thừa 1 chút, bằng bề rộng của ngón tay cái. Khoảng cách này phù hợp để tạo sự thoải mái tối đa khi bạn đi giày thể thao.
7. Độ dày của đế giày thể thao
Phần này ảnh hưởng đến tính ổn định trong thời gian bạn sử dụng giày. Giày thể thao có đế quá cao rất dễ khiến bạn bị trẹo chân hoặc lật cổ chân.
Độ dày của đế thường được xác định theo trọng lượng người mang giày. Những người có to cao, cân nặng nhiều thì nên ưu tiên giày có phần đế cao vừa, trong khi người gầy thì nên chọn giày thể thao đế mỏng.
8. Nên mua giày trực tiếp tại cửa hàng
Mua giày qua mạng là sai lầm lớn nhất của những người muốn mua giày thể thao chất lượng. Bạn cần đến cửa hàng để thử trực tiếp. Điều này giúp bạn xác định cảm giác chuẩn nhất của chân khi mang giày và chọn được giày phù hợp.
9. Đừng bỏ qua trọng lượng của giày
GIày thể thao chính hãng thường có trọng lượng nhẹ hoặc siêu nhẹ, phục vụ cho mục đích thi đấu cạnh tranh, tăng tính hoạt bát, tốc độ cho người mang.
10. Chú ý chiều cao của bạn
Chọn giày thể thao có đế vừa phải, bề rộng lớn thì thích hợp với người có chiều cao tốt. Với người có chiều cao hạn chế, nên ưu tiên chọn giày thể thao đế cao để trông vóc dáng cao hơn.
Hy vọng với 10 mẹo chọn giày thể thao trên, tủ giày của bạn sẽ hội tụ những đôi giày chất lượng, phát huy tốt giá trị và xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra!
Xem thêm: Đây là 9 lý do khiến bộ môn bóng rổ được yêu thích